Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

49 vị trạng nguyên của Đại Việt

Go down

49 vị trạng nguyên của Đại Việt Empty 49 vị trạng nguyên của Đại Việt

Bài gửi by Sát thủ trong quả đu đủ Mon Nov 16, 2009 1:56 pm

Có câu "dân ta phải biết sử ta", nhưng mà chủ yếu sử được dạy trong trường phổ thông để phổ cập những mốc lớn nhất trong hơn 2.000 năm qua (xin đính chính câu nói 4.000 năm lịch sử là khoa ngôn đấy nhé , sẽ giải thích ở bài viết khác) về các sự kiện chính, còn các mặt khác của lịch sử - vốn làm cho lịch sử sống động hơn, thực tế hơn - như con người (danh nhân, hào kiệt, anh hùng), văn hóa thì lại mờ nhạt hoặc không đề cập đúng mức! thế nên, học trò ta chẳng biết mấy và nhớ mấy xem ông nào là ông nào, sống thời nào, có tài gì, ngoài 1 số vị vốn được "chọn mặt gửi vàng" theo kiểu "đại diện" như Lê quý Đôn, Trần Hưng Đạo...
Vô tình ngang qua 1 vòng forum, xin phép viết vài bài về chủ đề này, vì anh em khi gặp mặt hàn huyên, bik đâu cũng có chuyện nói cho đỡ nhạt, lại không sợ "râu ông nọ cắm cằm bà kia" và biết đâu chừng trong số các vị trạng nguyên dưới đây, có ai đó là cụ cố mấy chục đời đại bác bắn không tới của nhà mình!
Danh sách này chỉ tính từ đời vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của Nhà Trần, ở ngôi 28 năm từ 1225 -1258 cho đến đời vua Lê Ý Tông 1719 - 1759, tức khoảng 500 năm. Đây là giai đoạn lịch sử khoa cử Nho Giáo Việt Nam đi từ buổi đầu thịnh phát (vốn được bắt đầu nền tảng từ nhà Lý với công đầu lập trường Quốc Tủ Giám và chọn người tài ra giúp nước, tuy nhiên triều Lý chưa tổ chức thi lấy danh hiệu Trạng Nguyên), đánh dấu bởi vị Trạng Nguyên thần đồng đầu tiên là Nguyễn Hiền, đỗ trạng khi mới 12 tuổi, cho tới giai đoạn suy tàn, nội chiến và thoái trào của nhà Lê trong cuộc loạn lạc Lê Trịnh, đại diện là Trạng NGuyên Trịnh Tuệ.
Sau đây là danh sách 49 vị trạng theo thứ tự:

Nguyễn Hiền , Trần Quốc Lặc,Trương Xán, Trần Cố,Bạch Liêu, Lý Đạo Tái, Đào Tiêu, Mạc Đĩnh Chi, Đào Sư Tích, Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trực, Nguyễn Nghiêu Tư, Lương Thế Vinh, Vũ Kiệt, Vũ Tuấn Chiêu, Phạm Đôn Lễ, Nguyễn Quang Bật, Trần Sùng Dĩnh, Vũ Duệ, Vũ Tích, Nghiêm Hoản, Đỗ Lý Khiêm, Lê Ích Mộc, Lê Nại, Nguyễn Giản Thanh ,Hoàng Nghĩa Phú, Nguyễn Đức Lượng, Ngô Miễn Thiệu, Hoàng Văn Tán, Trần Tất Văn, Đỗ Tống, Nguyễn Thiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Kỳ, Dương Phúc Tư, Trần Văn Bảo, Nguyễn Lượng Thái, Phạm Trấn ,Đặng Thì Thố, Phạm Duy Quyết, Phạm Quang Tiến, Vũ Giới ,Nguyễn Xuân Chính, Nguyễn Quốc Trinh, Đặng Công Chất ,Lưu Danh Công, Nguyễn Đăng Đạo,, Trịnh Tuệ/Trịnh Huệ

Có 3 vị trạng được tấn phong "lưỡng quốc Trạng nguyên", có nghĩa là trạng nguyên hai nước,tuy không chính thức đỗ trạng nguyên ở một nước khác, nhưng học vấn của họ được công nhận như một trạng nguyên của nước đó (ở đây đều là do các đời vua Trung Quốc tương ứng xưng tặng). (theo Đại Việt sử ký toàn thư) là:
- Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông (nhà Nguyên của TQ)
- Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông (nhà Minh của TQ)
- Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông(nhà Thanh của TQ)
Ngoài ra, có thể kể đến Phùng Khắc Khoan đỗ hoàng giáp năm 1580, đời Lê Thế Tông. Khi đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh đặc cách phong ông làm Trạng nguyên.

Gia phả của Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi có điểm đặc biệt ở chỗ, ông chính là ông 7 đời của Mạc Đăng Dung tức Mạc Thái Tổ - người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong giai đoạn lịch sử của Việt Nam mà người ta gọi là thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt.
Sau đây là vài nét về ông:
Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) tự Tiết Phu , làm quan đời Trần Anh Tông. Ông được mệnh danh là lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong làm trạng nguyên Trung Quốc khi sang sứ.
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)... Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.

Về các tài ứng đối được ghi nhận, vui lòng xem thêm ở link nguồn :http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_%C4%90%C4%A9nh_Chi
(còn tiếp) Shocked No No What a Face
Sát thủ trong quả đu đủ
Sát thủ trong quả đu đủ
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 44
Điểm danh vọng : 2

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết